hoc tap bac

Vang vọng tiếng ngàn năm

Thứ ba - 09/02/2021 03:51

Theo nghiên cứu khảo cổ học và âm nhạc học, đàn đá (lithophone) là những nhạc cụ thuộc bộ gõ, có niên đại từ khoảng 3.000 đến 2.500 năm cách ngày nay. Các sưu tập đàn đá được phát hiện ở nhiều địa bàn, kéo dài từ Nam Trung bộ, Nam Tây nguyên và Đông Nam bộ, trong đó có Bình Phước. Với những đặc điểm độc đáo, đàn đá Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh được công nhận là bảo vật quốc gia năm 2017. Đàn đá Lộc Hòa chính là tiếng vọng ngàn năm của cộng đồng người tiền sử gửi lại cho thế hệ hiện tại và tương lai. Vì thế, việc xây dựng không gian văn hóa nghệ thuật đặc sắc của Bình Phước với những âm thanh đại ngàn trong bối cảnh hiện nay rất cần thiết để góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, tạo nên sức mạnh tinh thần cho dân tộc.

Kỹ thuật chế tác tinh xảo, kỳ công

Bộ đàn đá được chế tác (mô phỏng theo bộ đàn đá Lộc Hòa trưng bày ở Bảo tàng Bình Phước) gồm 14 thanh đá. Hình dạng các thanh đá có dáng dài với 2 đầu loe rộng, dày, được ghè phẳng hoặc cong nhẹ hình vòng cung. Phần lớn các thanh đá có mặt cắt ngang thân gồm một mặt gần phẳng hoặc hơi cong nhẹ, ở mặt đối diện tạo hình cong lồi lớn hơn làm cho mặt cắt ngang thân hiện vật thường có dạng gần giống hình bán nguyệt. Một số ít thanh đàn còn có tiết diện ngang gần giống hình tam giác. Để chế tác các thanh đàn, người thợ thủ công tiền sử đã bóc đi gần như toàn bộ lớp vỏ ngoài của đá ở cả 2 mặt, bằng kỹ thuật chủ đạo là ghè đẽo trực tiếp và sau đó ghè tu chỉnh gián tiếp với các nhát ghè chính xác, tinh tế để định hình từng thanh đá. Mỗi thanh đàn đá có độ dài, ngắn, dày, mỏng khác nhau để tạo nên những cung bậc âm thanh trầm bổng, thánh thót mang đậm âm hưởng miền sơn cước.

Nghệ nhân Nguyễn Duy Thảo, huyện Lộc Ninh diễn tấu đàn đá

Thời xa xưa, đàn đá được biểu diễn trong các lễ hội truyền thống của đồng bào hay ở các hoạt động văn hóa của dân tộc. Tiếng đàn đá là nét văn hóa tinh thần không thể thiếu trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Nguyễn Duy Thảo, nghệ nhân đàn đá ở huyện Lộc Ninh chia sẻ: Đàn đá là loại nhạc cụ mà người nghệ nhân được thể hiện hết khả năng sáng tạo trong cách chơi, thể hiện được ngôn ngữ hình thể như múa tay và lắc lư nhảy theo các giai điệu trầm bổng hoang dã của tiếng đàn. Hiện nay, một số bộ đàn được nghệ nhân chế tác theo các âm giai của âm nhạc hiện đại nên có thể chơi được một số bài nhạc như: Cô gái vót chông, Anh hùng Núp, hay một số bài nhạc của đồng bào Khơme...

Giá trị văn hóa của đàn đá

Đàn đá là loại nhạc cụ thuộc bộ gõ vào loại cổ xưa của nhân loại. Theo nghiên cứu của khảo cổ học, chúng có niên đại cách ngày nay khoảng 3.000 đến 2.500 năm.

Đàn đá Lộc Hòa được tìm thấy tại khu vực đồng bào S’tiêng sinh sống. Tuy nhiên cho tới thời điểm này, các chuyên gia khảo cổ cũng chưa xác định được đàn đá Lộc Hòa là loại nhạc cụ của dân tộc nào. Những phát hiện khảo cổ gần đây trên địa bàn Bình Phước cho thấy, đàn đá là một trong những loại hình hiện vật liên quan đến chủ nhân các di tích đất đắp dạng tròn ở Bình Phước khi được tìm thấy những mảnh vỡ trong tầng văn hóa của nhiều di tích. Đàn đá Lộc Hòa được chế tác và sử dụng bởi cộng đồng cư dân bản địa cách ngày nay khoảng hơn 3.000 năm. Việc chế tác, sưu tập nhạc cụ độc đáo này cho thấy cộng đồng cư dân cổ nơi đây đã nắm vững kỹ thuật chế tác đá, phản ánh trình độ trong kỹ thuật và nghệ thuật chế tác đồ đá trên vùng đất Nam bộ thời tiền sử.

Đàn đá Lộc Hòa phát hiện năm 1996 ở xã Lộc Hòa, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước có đặc trưng chung với truyền thống kỹ thuật tương tự sưu tập N’dut Lieng Krak từng được nhà dân tộc học người Pháp G. Condominas sưu tầm và nghiên cứu, hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Con người (Musée de l’Homme) tại Paris (Pháp). Đặc biệt, sưu tập đàn đá Lộc Hòa được gắn kết với di tích cư trú khi chúng được tìm thấy trong tình trạng chôn tập trung thành nhóm với các thanh đặt sát nhau trong tầng văn hóa khảo cổ cùng những mảnh vỡ đồ gốm và công cụ đá thời tiền sử.

Tiến sĩ Nguyễn Khánh Trung Kiên, Phó viện trưởng Viện Khoa học xã hội Vùng Nam bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam cho biết: Qua nghiên cứu cho thấy, các thanh đá tìm thấy ở Lộc Hòa được chế tác một cách có chủ ý bằng kỹ thuật ghè đẽo. Ở góc độ âm nhạc học, tần số âm thanh của đàn đá Lộc Hòa có đặc trưng càng dài càng nặng thì âm thanh càng trầm, các thanh đàn càng ngắn càng mỏng thì âm thanh phát ra trong trẻo với tần số cao hơn. Âm thanh của các thanh trong bộ đàn khá chuẩn xác và đàn đá Lộc Hòa được đánh giá là bộ nhạc cụ hoàn chỉnh, có nhiều cung bậc nhất.

Không gian văn hóa độc đáo

Đàn đá Lộc Hòa được phát hiện trong tầng văn hóa khảo cổ đặt ra khả năng có thể chủ nhân đích thực đã sáng tạo và sử dụng nhạc cụ này chính là những cộng đồng cư dân cư trú trong các di tích đất đắp dạng tròn thời tiền sử trên vùng đất này. Dù việc xác định chủ nhân đích thực vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ nhưng đàn đá Lộc Hòa luôn được các nhà nghiên cứu khẳng định là nhạc cụ độc đáo, là kết tinh cao độ của một truyền thống chế tác đá và cảm thụ âm nhạc tuyệt vời, phản ảnh khả năng tư duy cao, là sáng tạo độc đáo của những cư dân tiền sử bản địa.

Theo ông Nguyễn Cảnh Thảo, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Lộc Ninh, sau khi đàn đá Lộc Hòa được công nhận là bảo vật quốc gia, UBND huyện đã cử cán bộ đi tập huấn diễn tấu đàn đá để góp phần phát huy giá trị bảo vật. Đến nay, huyện Lộc Ninh đã có 1 nghệ nhân chơi đàn đá và từng tham gia biểu diễn tại nhiều sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh. Mới đây, huyện Lộc Ninh được mạnh thường quân tặng 1 bộ đàn đá mô phỏng theo bộ đàn đá Lộc Hòa. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Lộc Ninh tổ chức tập huấn cách diễn tấu đàn đá cho người S’tiêng, đưa đàn đá đến gần công chúng hơn, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Thạc sĩ Phạm Hữu Hiến, Bảo tàng tỉnh Bình Phước cho rằng: Những giá trị lịch sử của bảo vật quốc gia đàn đá Lộc Hòa đã được khẳng định, những hoạt động của các cơ quan và cộng đồng trong thời gian qua đã bước đầu phát huy giá trị di sản. Những hoạt động này chính là tiền đề rất tốt để thời gian tới tỉnh tổ chức sự kiện có quy mô lớn, độc đáo và tạo dấu ấn văn hóa riêng biệt của Bình Phước.

Nguồn tin: Theo Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
Lấy ý kiến nhân dân (Quảng cáo cố định)
dichvucong
Công tác thanh niên
https://url.td/giaivietdabara2025
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU

774/QĐ-UBND

Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chínhbổ sungtronglĩnh vựcThi đua, khen thưởng được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 103 | lượt tải:46

17/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành quy định danh mục tài sảnn cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hoa mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộng phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 285 | lượt tải:64

85/KL-TTr

Kết luận thanh tra vViệc chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đối với Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/05/2024

lượt xem: 649 | lượt tải:111

130/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sửĐịa điểm ghi dấu Chiến thắng Phước Long

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 114 | lượt tải:45

128/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tíchlịch sử-văn hóa Hưng Lập Tự

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 117 | lượt tải:50
Thông kê
  • Đang truy cập31
  • Máy chủ tìm kiếm23
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay8,557
  • Tháng hiện tại125,497
  • Tổng lượt truy cập11,225,842
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây