Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Bình Phướchttps://svhttdl.binhphuoc.gov.vn/uploads/quochuy_1.png
Thứ sáu - 05/03/2021 02:04
Từ bao đời nay, cồng chiêng gắn bó mật thiết trong đời sống cộng đồng, nghi lễ, lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc S’tiêng nói chung, trên địa bàn Đồng Phú nói riêng. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng luôn được các cấp, ngành trong huyện quan tâm, chú trọng. Qua đó, góp phần gìn giữ giá trị truyền thống tốt đẹp của người S’tiêng trên đất Đồng Phú. Giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng Ấp Thuận Tiến, xã Thuận Lợi là điển hình trong bảo tồn và phát huy các văn hóa đặc sắc của người S’tiêng ở Đồng Phú. Toàn ấp có 350 hộ với 1.476 người, trong đó 80% số dân là người S’tiêng. Hiện ấp còn lưu giữ 2 bộ cồng chiêng, duy trì đội cồng chiêng gồm 7 người, đội văn nghệ 12 người, 1 đội đẩy gậy, 1 đội bắn nỏ và hơn 10 gia đình làm nghề dệt thổ cẩm, đan gùi. Nổi bật trong phong trào đó là già làng Điểu Sết. Ông là một trong những người nặng lòng với văn hóa dân tộc. Đặc biệt là bảo tồn và phát huy giá trị cồng chiêng. Hễ ai nhắc đến cồng chiêng là ông có thể say sưa chuyện trò cả buổi. Ông cho biết: “Dân tộc S’tiêng có nhiều loại nhạc cụ truyền thống lắm, như trống, đàn bầu, sáo... Nhưng cồng chiêng là nhạc cụ tiêu biểu và linh thiêng nhất. Với người S’tiêng, cồng chiêng là tài sản vô giá, là nét văn hóa mang đậm dấu ấn thời gian và không gian. Đó còn là biểu tượng cho sức mạnh vật chất và cả tinh thần của người S’tiêng.
Già làng Điểu Sết ở xã Thuận Lợi giới thiệu văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình
Đặc biệt, cồng chiêng là cầu nối để con người gửi gắm tâm tư, nguyện vọng đến trời đất, các vị thần, cầu mong những điều tốt lành cho cuộc sống gia đình. Vì vậy, không đơn thuần là loại nhạc cụ truyền thống, cồng chiêng là món ăn tinh thần, là “tôn giáo” không thể thiếu trong suốt cuộc đời của người S’tiêng, từ lúc chào đời, lao động, cưới hỏi... đến khi về với tổ tiên. Ông Điểu Vinh, người gắn bó lâu năm với di sản độc đáo này cho biết: “Cồng chiêng là bản sắc riêng của người S’tiêng. Nó gắn bó như máu thịt, làm nên giá trị văn hóa của đồng bào. Mỗi lần biểu diễn cồng chiêng, chúng tôi cảm thấy tự hào. Ngoài những điệu cơ bản, chúng tôi còn sáng tạo, biến tấu tiếng cồng chiêng theo các điệu nhạc cách mạng ca ngợi Đảng và Bác Hồ”. Anh Điểu Mi được ông Điểu Vinh dạy và nay đã biết sử dụng, hiểu được giá trị nghệ thuật độc đáo của cồng chiêng. Anh cảm thấy hãnh diện khi là thế hệ tiếp nối lưu giữ những giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào mình. Anh Điểu Mi cho biết: “Được xem các bác, các chú luyện tập, từng nhịp cồng chiêng đã ngấm trong tôi lúc nào không hay. Lúc đầu luyện tập tôi thấy hơi khó nhưng sau thì đam mê, thích thú. Nghệ thuật đánh cồng chiêng đã khó nhưng việc chỉnh chiêng còn khó hơn, đòi hỏi phải am hiểu. Bên cạnh đó, phải sử dụng được tất cả chiêng trong bộ cồng chiêng. Từ đó, mới cảm nhận và thẩm thấu âm chính xác. Tôi tin rằng cùng với đội cồng chiêng của ấp Thuận Tiến, những bài học cồng chiêng của ông Điểu Vinh sẽ góp phần tích cực vào việc phục hồi và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của đồng bào S’tiêng”. Để tiếng cồng chiêng vang mãi Để văn hóa cồng chiêng phát huy trong đời sống cộng đồng, hằng năm huyện Đồng Phú đều tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao các DTTS. Nhất là dịp lễ, tết, ngày hội đại đoàn kết các dân tộc… Đặc biệt 2 năm 1 lần, huyện tổ chức liên hoan văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số nhằm tạo điều kiện cho các dân tộc nâng cao đời sống tinh thần, sự hiểu biết, đoàn kết, tương trợ nhau cùng phát triển. Tuy nhiên, việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng hiện cũng gặp không ít khó khăn. Già làng Điểu Sết chia sẻ: “Hiện nay, việc truyền dạy cồng chiêng chủ yếu được thực hiện bằng hình thức truyền miệng, hướng dẫn trực tiếp. Không phải ai cũng dạy và học được cồng chiêng. Người già đang dần già đi. Người trẻ am hiểu cồng chiêng rất ít. Tìm người để duy trì và có thể tiếp nối mạch văn hóa cồng chiêng không phải điều dễ dàng. Đây là những rào cản lớn nhưng chúng tôi sẽ cố gắng vận động bà con, những người am hiểu để duy trì hoạt động phong trào. Từ đó, tạo nên sức sống cho cồng chiêng S’tiêng”. Làm thế nào để âm hưởng cồng chiêng, những làn điệu dân ca của đồng bào DTTS vang ngân, rộn rã trong đời sống hằng ngày, đồng bào S’tiêng nói riêng, các dân tộc nói chung đều mong muốn chính quyền tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện về chủ trương và hỗ trợ kinh phí. Đồng thời, cũng như tăng cường hoạt động kết nối để bà con được tham gia biểu diễn, mang đến cơ hội giao lưu, học hỏi cho người trẻ kế cận.
Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chínhbổ sungtronglĩnh vựcThi đua, khen thưởng được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Quyết định ban hành quy định danh mục tài sảnn cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hoa mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộng phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước
Kết luận thanh tra vViệc chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đối với Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Phước