Thanh niên là lực lượng xung kích, là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, việc chăm lo, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước mà còn là đòi hỏi cấp thiết để phát triển toàn diện con người trong thời kỳ mới.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đời sống văn hóa của thanh niên ngày càng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, cũng xuất hiện nhiều hiện tượng đáng lo ngại như: lối sống thực dụng, thờ ơ với truyền thống văn hóa dân tộc, lệ thuộc vào mạng xã hội, suy giảm các giá trị đạo đức, văn hóa ứng xử chưa phù hợp…
Để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội. Trước hết, cần đẩy mạnh giáo dục truyền thống, bồi dưỡng lý tưởng sống đẹp, sống có ích thông qua các hoạt động như: tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn thanh niên, cuộc thi tìm hiểu lịch sử - văn hóa dân tộc. Đồng thời, cần tạo ra các sân chơi văn hóa lành mạnh như câu lạc bộ nghệ thuật, thể thao, tình nguyện, giúp thanh niên phát triển năng lực, nuôi dưỡng đam mê và xây dựng tinh thần cống hiến.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần đầu tư hạ tầng văn hóa dành cho thanh niên, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa như thư viện, nhà văn hóa, khu vui chơi, trung tâm thanh thiếu niên… để tạo điều kiện cho thanh niên tiếp cận các hoạt động giải trí bổ ích, phát triển thể chất và tinh thần.
Ngoài ra, việc phát huy vai trò của mạng xã hội và công nghệ thông tin trong tuyên truyền, giáo dục văn hóa cũng rất quan trọng. Cần hướng dẫn thanh niên biết chọn lọc thông tin, tiếp cận nội dung tích cực, từ đó hình thành tư duy phản biện và lối sống có trách nhiệm.
Nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho thanh niên là một nhiệm vụ mang tính chiến lược. Khi thanh niên được trang bị đầy đủ về tri thức, bản lĩnh văn hóa và tinh thần tích cực, họ sẽ trở thành lực lượng tiên phong đưa đất nước phát triển bền vững, hội nhập sâu rộng mà vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc.
Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của cho thanh niên còn giữ vai trò quan trọng, góp phần trực tiếp hình thành nhân cách, trí tuệ, bản lĩnh của tuổi trẻ, thế hệ “rường cột của nước nhà”. Thực tiễn cho thấy, để có nguồn nhân lực đáp ứng được sự nghiệp đổi mới (có tư tưởng chính trị vững vàng, có đạo đức lối sống lành mạnh, có năng lực, trình độ chuyên môn cao .), Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao giúp cho thanh, thiếu niên được vui chơi, giải trí lành mạnh, được bồi dưỡng, trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng cần thiết đồng thời phát triển thể chất góp phần đẩy lùi tai, tệ nạn xã hội, hướng đến cuộc sống tích cực, lành mạnh, văn minh.
Tác giả: Ngọc Vinh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn