Toàn cảnh hội thảo khoa học quốc gia “Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”
Tham dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường. Hội thảo còn có sự tham dự của hơn 200 đại biểu là đại diện các ban, bộ, ngành; tỉnh, thành ủy; Hội LHPN các tỉnh, thành phố; các cơ quan nghiên cứu, các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực gia đình và giới tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo
Hội thảo nhằm đánh giá một cách toàn diện kết quả thực hiện công tác phụ nữ thời gian qua, tiếp tục chỉ ra những điểm mạnh và những điểm bất cập cũng như những khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện dưới nhiều góc độ, chiều cạnh khác nhau, từ góc độ quản lý nhà nước, thực tiễn địa phương và từ các chuyên gia, nhà khoa học, góp phần đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TW và Chỉ thị 21-CT/TW về công tác phụ nữ. Đồng thời tiếp tục cụ thể hóa nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về công tác phụ nữ.
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại hội thảo
TS Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước tham luận chủ đề “Công tác cán bộ nữ - thực tiễn và giải pháp”
Chính sách phát triển đội ngũ cán bộ nữ không ngừng được đổi mới, hoàn thiện và tổ chức thực hiện đồng bộ, chú trọng chăm lo phát triển tài năng nữ và nguồn nhân lực nữ chất lượng cao. Ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia vào các vị trí quan trọng trong hệ thống chính trị. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy đảng các cấp trong các nhiệm kỳ đều tăng. Tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ có lãnh đạo chủ chốt là nữ chiếm tỷ lệ 50%, dần tiệm cận với chỉ tiêu đề ra trong Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới. Tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội khóa XV đạt 30,26% - cao hơn mức trung bình của thế giới và khu vực, đứng đầu trong Hội đồng Liên minh nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á.
Hơn 40% các nhà khoa học ở Việt Nam là nữ giới; tỷ lệ doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ đạt 26,5% - thuộc nhóm dẫn đầu khu vực Đông Nam Á. Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ nữ tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình với tỷ lệ 16%. Trong lĩnh vực thể dục - thể thao, thành tích của nhiều vận động viên nữ trên các đấu trường thể thao đỉnh cao đã ghi dấu ấn của Việt Nam ở khu vực và thế giới, làm nức lòng người dân trong nước. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Hà Thị Nga |
Phát biểu đề dẫn hội thảo, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cho biết: Ngay từ rất sớm, Đảng ta đã đề ra những chủ trương hết sức đúng đắn về xây dựng người phụ nữ Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy vai trò của phụ nữ; coi đó là ưu tiên chiến lược trong việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, phát huy tối đa nhân tố con người, để con người là trung tâm, chủ thể và là mục tiêu, nguồn lực, động lực quan trọng nhất của sự phát triển.
Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh: Trong những năm qua, Hội LHPN đã có sự đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương thức hoạt động với phương châm “xuất phát từ cơ sở, gần cơ sở, sát cơ sở, sát từng đối tượng phụ nữ, thực hiện tốt hơn chức năng đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ; tích cực phấn đấu vì bình đẳng giới và sự phát triển của phụ nữ”. Sự phối hợp của các cơ quan trong công tác phụ nữ và bình đẳng giới ngày càng hiệu quả.
Quá trình số hóa đang tăng tốc, thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, làm thay đổi cách chúng ta sống, giao tiếp, làm việc; cả cách chúng ta quản lý, điều hành, giải quyết các công việc không chỉ ở cơ quan mà cả trong gia đình. Phải dám thay đổi, trước hết là thay đổi nhận thức và thói quen hành động, trang bị cho mình những kỹ năng số trở thành yêu cầu cấp bách để phụ nữ Việt Nam phát huy tốt hơn nữa vai trò, đóng góp của mình trong kỷ nguyên số. Phụ nữ cũng cần được đặt vào trung tâm của các quá trình phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số, chính phủ số để thực hiện chuyển đổi số bao trùm, làm sao không để phụ nữ bị bỏ lại phía sau, tất cả cần được kết nối số. Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng |
Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng và các đại biểu tại hội thảo
Tại hội thảo, đã diễn ra buổi tọa đàm “Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ nữ trong tình hình hiện nay” tập trung vào các nội dung: Công tác cán bộ nữ - thực tiễn và giải pháp; Xây dựng và thực hiện các chính sách về công tác cán bộ nữ; Những vấn đề đặt ra đối với công tác cán bộ nữ hiện nay; Giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ.
Nguồn tin: Báo Bình Phước
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn