hoc tap bac

Đề cương văn hóa - ngọn đuốc soi đường (bài 1)

Thứ ba - 28/02/2023 03:56

Những ngày này, từ Trung ương đến địa phương đều có nhiều hoạt động hướng tới kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hóa Việt Nam. Ra đời cách đây 80 năm, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 được ví như tuyên ngôn đầu tiên của Đảng ta về văn hóa và có ý nghĩa khai sáng, mở đường cho văn hóa Việt Nam phát triển. Từ các hội thảo khoa học đến phục dựng những di sản văn hóa truyền thống, nhất là lễ kỷ niệm và chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam tại Nhà hát Lớn Hà Nội đang được các cơ quan văn hóa - nghệ thuật khẩn trương dàn dựng, cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của sự kiện này.

Tuy nhiên, mỗi khi Đảng, Nhà nước, Chính phủ triển khai những việc quan trọng thì các thế lực thù địch, phần tử cơ hội, phản động lại mở chiến dịch chống phá. Và đây là đợt cao điểm chúng tập trung xuyên tạc Đề cương về văn hóa Việt Nam. Những việc làm đó cần được nhận diện, kiên quyết đấu tranh để không làm hoen ố môi trường văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta.

Bài 1:
NHỮNG GIÁ TRỊ CĂN CỐT

Đề cương về văn hóa Việt Nam ra đời năm 1943, nghĩa là chỉ sau 13 năm thành lập Đảng. Tuy nhiên, những giá trị căn cốt trong đề cương đã thể hiện tầm nhìn xa trông rộng, tư duy lý luận sắc bén cùng sự đúc kết thực tiễn sâu sắc của một chính đảng còn non trẻ về tuổi đời. 80 năm qua, loài người đã trải qua những thành tựu văn minh vô cùng to lớn, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang tác động to lớn và toàn diện lên mọi mặt đời sống con người, nhưng quan điểm, tư tưởng thể hiện trong Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn vẹn nguyên giá trị và mang tính thời sự sâu sắc. Nhiều luận điểm, nguyên tắc và tinh thần của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 vẫn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt các văn kiện của Đảng ta về văn hóa - nghệ thuật qua nhiều kỳ đại hội, góp phần định hướng một cách vững chắc công cuộc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Theo ánh sáng “soi đường cho quốc dân đi”, những người làm cách mạng văn hóa Việt Nam ngày nay đã, đang và vẫn tiếp tục hiện thực hóa nền văn hóa “có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung”, để có nền văn hóa “cách mạng nhất và tiến bộ nhất”. Trong ảnh: Tiết mục múa “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của đồng bào S’tiêng Bình Phước - Ảnh: Đức Hòa

Phương châm nhất quán của Đảng ta trong Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là “Dân tộc, khoa học, đại chúng”. Dù loài người đã trải qua những phát minh lừng lẫy về văn minh, văn hóa nhưng 3 nguyên tắc cơ bản được vạch ra trong đề cương cho đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự và giá trị khoa học, văn hóa. Theo đó, “Dân tộc hóa” là chống lại những ảnh hưởng của văn hóa nô dịch và văn hóa thuộc địa, khiến văn hóa Việt Nam không thể phát triển độc lập. Dân tộc hóa cũng có nghĩa là chống lại tất cả xu hướng văn hóa không vì dân tộc Việt Nam. “Khoa học hóa” là chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa thiếu tính khoa học, phản tiến bộ. Còn “đại chúng hóa” là chống lại những xu hướng tư tưởng, những thứ văn hóa phản lại quyền lợi của đông đảo nhân dân, xa rời quần chúng.

Vào thời điểm ra đời của Đề cương về văn hóa Việt Nam, phần lớn tầng lớp văn nghệ sĩ, trí thức giàu lòng tự tôn dân tộc, khát khao dân chủ và tự do, khát khao cống hiến. Nhưng do chưa được thức tỉnh về con đường giải phóng dân tộc nên có người “án binh bất động” để chờ thời, có người mò mẫm tìm đường đi. Và Đề cương về văn hóa Việt Nam có thể xem là ngọn đuốc soi đường để toàn dân, trong đó có tầng lớp văn nghệ sĩ, trí thức đến với cách mạng. Và rồi chính hiện thực cách mạng sục sôi đã cuốn họ ra khỏi cái vỏ ốc sầu đau nhân thế hay bi lụy tình ái. Nhiều văn nghệ sĩ đã sống hết mình, cống hiến hết mình và thành công rực rỡ, đúng như nhà văn Nam Cao từng viết trong tác phẩm Đôi mắt: “Sống đã rồi hãy viết, hãy hòa mình vào cuộc sống vĩ đại của Nhân dân”. Đó không chỉ là tuyên ngôn của nhà văn Nam Cao mà còn là tuyên ngôn của lớp văn nghệ sĩ thời đó.

Nhấn mạnh vai trò, vị trí của văn hóa trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 khẳng định: “Mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa). Ở đó, người cộng sản phải hoạt động. Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa. Có lãnh đạo được phong trào văn hóa, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả”. Như vậy, văn hóa đã được Đảng ta đặt ngang hàng cùng các mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao… Đây thực sự là một quan điểm, tư tưởng mang tính thời đại và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhất là trong bối cảnh đất nước còn rất nhiều khó khăn.

Trên hành trình tìm đến với cách mạng, những hoài nghi, băn khoăn, trăn trở của số đông văn nghệ sĩ, trí thức đã được giũ bỏ. Thay vào đó là sự lăn lộn với thực tiễn và gắn bó máu thịt với nhân dân; là nỗi đau đáu với vận mệnh quốc gia, dân tộc. Từ sự ngu ngơ trước hiện thực cuộc sống “mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây” hay lối sống gấp “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ/Em em ơi tình non sắp già rồi”… những tài năng được khai mở bởi hiện thực sinh động của cuộc sống và sự giác ngộ cách mạng đã làm nên tên tuổi những văn nghệ sĩ tài hoa như các nhà văn: Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Huy Tưởng; các nhạc sĩ Văn Cao, Phan Huỳnh Điểu, Nguyễn Văn Tý; các họa sĩ như Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn; các nhà thơ như Tố Hữu, Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu… Từ sự định hướng sát thực, đúng đắn của Đề cương về văn hóa Việt Nam, trên mặt trận không tiếng súng này, nhiều tác phẩm văn học - nghệ thuật ra đời đã bám sát hơi thở cuộc sống nên chân thật, dễ đi vào lòng người hơn. Đặc biệt là giai đoạn chống Mỹ cứu nước, rất nhiều tác phẩm ngợi ca tinh thần yêu nước, ý chí cách mạng kiên cường của quân và dân ta đã trở thành những cuốn sách gối đầu của bao lớp thanh niên trên đường ra trận bảo vệ Tổ quốc.

Nguồn tin: Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
Lấy ý kiến nhân dân (Quảng cáo cố định)
dichvucong
Công tác thanh niên
https://url.td/giaivietdabara2025
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU

774/QĐ-UBND

Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chínhbổ sungtronglĩnh vựcThi đua, khen thưởng được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 96 | lượt tải:43

17/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành quy định danh mục tài sảnn cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hoa mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộng phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 270 | lượt tải:62

85/KL-TTr

Kết luận thanh tra vViệc chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đối với Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/05/2024

lượt xem: 627 | lượt tải:109

130/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sửĐịa điểm ghi dấu Chiến thắng Phước Long

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 106 | lượt tải:42

128/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tíchlịch sử-văn hóa Hưng Lập Tự

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 109 | lượt tải:45
Thông kê
  • Đang truy cập37
  • Máy chủ tìm kiếm16
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay7,336
  • Tháng hiện tại47,418
  • Tổng lượt truy cập11,147,763
Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây