hoc tap bac

Để cồng chiêng vang mãi

Thứ sáu - 07/06/2024 00:03
Bù Đăng, vùng đất giàu truyền thống cách mạng và văn hóa, là nơi sinh sống lâu đời của người S’tiêng và M’nông. Trong quá trình sinh sống, cộng đồng người S’tiêng và M’nông đã sáng tạo ra nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, trong đó nghệ thuật trình diễn cồng chiêng là điển hình nhất. Việc bảo tồn nghệ thuật trình diễn cồng chiêng không chỉ phát huy giá trị di sản văn hóa mà còn góp phần gắn kết cộng đồng, tạo sức mạnh nội sinh để phát triển bền vững.
Nét đẹp di sản

Nghệ thuật trình diễn cồng chiêng được người S’tiêng, M’nông gọi là Goong Xơn Gănt. Đây là một bộ phận không thể thiếu trong không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Năm 2005, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO tôn vinh là “kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại”; năm 2008 chính thức nhận danh hiệu di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, là danh hiệu thứ hai của Việt Nam.
Nghệ thuật trình diễn cồng và chiêng khác nhau. Đối với chiêng, người trình diễn thường ở tư thế khom lưng. Đánh chiêng phải dùng cả 2 tay, 1 tay nắm chặt và đánh ở mặt trước, 1 tay xòe ra, áp lòng bàn tay vào mặt sau của chiêng, 2 tay phải phối hợp nhịp nhàng thì chiêng mới phát ra âm thanh chuẩn và theo ý muốn của người trình diễn. Mỗi bài có tiết tấu khác nhau, nên người trình diễn phải am hiểu để phối hợp nhịp tay, nhịp chân và giữa các thành viên trong đội. Đối với cồng, người trình diễn sẽ dùng dùi. Dùi được thiết kế bằng cao su để tạo âm và độ vang tốt, khi trình diễn không làm núm của cồng bị móp. Trong trình diễn cồng thường đi kèm với trống, người đánh trống sẽ đi đầu và giữ nhịp cho cả đội.
PGS, TS, giảng viên cao cấp Buôn Krông Tuyết Nhung, Trường đại học Tây Nguyên cho biết: “Cồng chiêng của người S’tiêng, M’nông có từ bao giờ vẫn luôn là câu hỏi chưa có lời giải, chỉ biết rằng cồng chiêng đã tồn tại lâu đời, đồng hành với lịch sử phát triển của người S'tiêng, M’nông. Cồng chiêng không chỉ có ý nghĩa về âm nhạc mà còn được coi là “hồn thiêng của dân tộc”, là “bản sắc”, “cội nguồn” cần trân trọng, gìn giữ và phát huy. Những năm gần đây, do tác động của nhiều yếu tố, cồng chiêng đang đứng trước nguy cơ mai một. Song song với sự nỗ lực của chính quyền địa phương, chủ thể văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã và đang tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc của văn hóa cồng chiêng”.
Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng
Huyện Bù Đăng hiện có 13 đội cồng chiêng với khoảng 70 nghệ nhân biết nghệ thuật trình diễn cồng chiêng. Không như các loại hình nghệ thuật khác, trình diễn cồng chiêng mang ý nghĩa nghi lễ và tâm linh. Tuy nhiên hiện nay, việc trình diễn cồng chiêng không còn phổ biến trong các hoạt động văn hóa cộng đồng nữa, việc truyền dạy cho thế hệ kế tục cũng gặp nhiều khó khăn. Nhằm bảo tồn và phát huy nghệ thuật trình diễn cồng chiêng, những năm gần đây, huyện Bù Đăng đã khảo sát, củng cố các đội cồng chiêng, xây dựng thành sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện và trình diễn tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo.
Từ năm 2018 đến nay, huyện đã tổ chức hơn 150 chương trình trình diễn cồng, chiêng tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, ở các huyện, thị, thành phố trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, huyện đã đưa đội trình diễn cồng chiêng của sóc Bom Bo tham gia chương trình giao lưu văn hóa dân tộc với văn hóa Hàn Quốc và lưu diễn tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Hà Nội). Bên cạnh đó, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện đã tổ chức Liên hoan văn hóa các dân tộc thiểu số, phục dựng lễ hội truyền thống. Cụ thể, đã có khoảng 50 tiết mục trình diễn cồng chiêng được trình diễn tại các liên hoan, lễ hội. Phối hợp xây dựng 14 phóng sự về nghệ thuật trình diễn cồng chiêng của người S’tiêng, M’nông và phối hợp chế tác bộ cồng, chiêng lớn nhất Việt Nam đặt tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo.
Ngoài ra, huyện đã chỉ đạo ngành văn hóa nghiên cứu xây dựng mô hình "làng văn hóa động" tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, phát triển nghề truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm du lịch gắn với chương trình mục tiêu quốc gia; đồng thời đưa nghệ thuật trình diễn cồng, chiêng của người S’tiêng, M’nông thành sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện nhằm khẳng định giá trị tiêu biểu của cồng chiêng, để cồng chiêng mãi ngân vang...
Những năm gần đây, công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các dân tộc trên địa bàn huyện đã có sự khởi sắc. UBND huyện luôn chú trọng việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, bảo đảm cho sự phát triển ổn định và bền vững của huyện. Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, là một giải pháp để huyện tiếp tục thực hiện công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn mới.
Phó Chủ tịch UBND huyện Bù Đăng THỊ DIỆU HIỀN




Các nghệ nhân trình diễn chiêng trong lễ hội Mừng lúa mới của người S’tiêng tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo


Các nghệ nhân trình diễn cồng trong lễ hội kết bạn cộng đồng của người M’nông ở xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng

Lễ hội kết bạn cộng đồng của người M’nông ở Bù Đăng
Du khách chụp hình lưu niệm cùng các nghệ nhân trình diễn chiêng tại Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo

Nguồn tin: ANH TUẤN, P VH-TT Bù Đăng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
Lấy ý kiến nhân dân (Quảng cáo cố định)
dichvucong
Công tác thanh niên
https://url.td/giaivietdabara2025
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU

774/QĐ-UBND

Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chínhbổ sungtronglĩnh vựcThi đua, khen thưởng được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 96 | lượt tải:43

17/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành quy định danh mục tài sảnn cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hoa mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộng phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 270 | lượt tải:62

85/KL-TTr

Kết luận thanh tra vViệc chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đối với Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/05/2024

lượt xem: 627 | lượt tải:109

130/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sửĐịa điểm ghi dấu Chiến thắng Phước Long

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 106 | lượt tải:42

128/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tíchlịch sử-văn hóa Hưng Lập Tự

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 109 | lượt tải:45
Thông kê
  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm11
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay6,261
  • Tháng hiện tại46,343
  • Tổng lượt truy cập11,146,688
Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây