hoc tap bac

Bảo tàng tỉnh trưng bày chuyên đề “Uống nước nhớ nguồn” Nhân kỷ niệm 75 nămngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2022)

Thứ hai - 25/07/2022 23:21
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2022), Bảo tàng Bình Phước tổ chức trưng bày chuyên đề “Uống nước nhớ nguồn” nhằm giúp cho các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ ý thức được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, nâng cao lòng tự hào dân tộc, truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã hi sinh, cống hiến vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.
Với hơn 250 tài liệu, hình ảnh và hiện vật tiêu biểu được tuyển chọn từ các nguồn sử liệu của Trung ương và địa phương, chuyên đề “Uống nước nhớ nguồn” đã khái quát toàn diện tình yêu thương của Bác Hồ đối với đồng bào, chiến sỹ ta đã ngã xuống, đã hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường vì độc lập dân tộc; Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta nói chung và của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước nói riêng đối với các đồng chí thương binh, liệt sỹ, gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng…
Trưng bày gồm có các nội dung chính như:
Phần 1: Trưng bày những hình ảnh, hiện vật về hoạt động tiêu biểu của Đảng và Nhà nước ta về Ngày thương binh, liệt sỹ. Trong đó, nổi bật và xúc động nhất là những hình ảnh, tư liệu phản ánh sự quan tâm, tình yêu thương vô bờ bến của Bác Hồ đối với thương binh, liệt sỹ như hình ảnh Bác Hồ xúc động khi nhắc đến sự hy sinh, gian khổ của đồng bào miền Nam trong cuộc đấu tranh vì sự nghiệp thống nhất nước nhà tại kỳ họp thứ 6 – Quốc hội khóa I ngày 29/12/1956, Bác ân cần hỏi thăm các chiến sỹ “Các chú mặc có đủ ấm không” hay hình ảnh Bác Hồ nói chuyện với mẹ Nguyễn Thị Suốt – người chèo đò đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ (Quảng Bình) dưới mưa bom bão đạn của kẻ thù, hình ảnh Bác thăm hỏi các chiến sỹ Công an Nhân dân, các đơn vị Hải quân, Thanh niên xung phong, bộ đội chủ lực, du kích, các gia đình có con đi bộ đội…
Qua các hình ảnh trưng bày cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến các chiến sĩ, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, Người đã từng nói: “Máu đào của các liệt sĩ ấy đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của liệt sĩ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do”. Mặc dù bận trăm công nghìn việc, nhưng hằng năm, cứ đến ngày 27/7, Bác đều trực tiếp gửi thư, tặng quà, đi thăm các thương binh, gia đình liệt sĩ và viếng các anh hùng liệt sĩ ở nghĩa trang.
Là người đứng đầu một nhà nước mà Bác vẫn gần gũi biết bao khi đồng chí thương binh là chiến sỹ thi đua người dân tộc Tày - Phạm Trung Pồn bị mù hai mắt, hay thiếu niên miền Nam Nguyễn Văn Bột sống sót sau vụ thảm sát của Mỹ… nhưng Bác vẫn đến bên ân cần, nắm tay, khoác vai thăm hỏi, động viên. Giản dị và thanh cao đến nhường nào khi Bác đến đặt vòng hoa viếng các chiến sỹ đấu tranh vì nền độc lập, tự do của nước Pháp ở Khải Hoàn Môn (Paris-Pháp), Bác tự tay tặng hoa, tiếp đón thân mật các gia đình có công với cách mạng... một việc làm đơn giản nhưng cao quý và vĩ đại đến lạ thường. Bác yêu thương, quan tâm và chăm sóc thương binh như con cháu, anh em ruột thịt của mình. Nỗi dau đớn của những đồng chí ấy cũng như đau đớn của chính Bác. Và lòng nhân ái bao la vô bờ bến của Bác với các đồng chí thương binh liệt sỹ luôn là tấm gương sáng để mọi người noi theo. Tình yêu thương ấy cũng đã được Bác giải thích : “Thương binh là những người đã hy sinh gia đình, hy sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc, bảo vệ đồng bào. Vì lợi ích của tổ quốc, của đồng bào mà các đồng chí đã cam chịu ốm yếu, què quặt”. Qua các hình ảnh, tư liệu trưng bày đã toát lên tình yêu thương bao la vô bờ bến của Bác đối vói những người con thương binh, liệt sỹ.
Ngày 27/7/1947, Báo Vệ quốc quân số 11 đã đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thường trực Ban Tổ chức “Ngày Thương binh toàn quốc”, đầu thư Người viết: “Đang khi tổ quốc lâm nguy, giang sơn, sự nghiệp, mồ mả, đền chưa, nhà thờ của tổ tiên ta bị uy hiếp. Cha mẹ, anh em, vợ con, ao vườn, làng mạc ta bị nguy ngập. Ai là người xung phong trước hết để chống lại quân thù?đó là những chiến sỹ mà nay một số đã thành ra thương binh”.
Năm sau ngày 27/7/1948, trong một lá thư dài đầy tình thương yêu, Người xót xa viết: “Họ quyết liều chết chống địch, để cho tổ quốc và đồng bào sống. Ngày nay, bố mẹ họ mất một người con yêu quý, vợ trẻ trở nên bà góa. Con dại trở nên mồ côi. Trên bàn thờ gia đình thêm một linh bài tử sỹ. Chân tay tàn phế của thương binh sẽ không mọc lại được. Và những tử sỹ sẽ không thể tái sinh”.
Bác cũng đã khẳng định ý nghĩa cao cả của ngày 27/7, Người nói: bởi vì đó là “một dịp cho đồng bào ta tỏ lòng hiếu nghĩa bác ái, là tỏ ý yêu mến thương binh”. Người kêu gọi đồng bào cả nước hãy thể hiện tình cảm thương yêu, trách nhiệm và bổn phận của mình bằng những việc làm cụ thể, thiết thực nhất.
Để tỏ lòng biết ơn với các thương binh, liệt sỹ - những người đã một thời “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”, ngày 16/2/1947, Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành Sắc lệnh số 20-SL quy định về chế độ hưu bổng, thương tật, tiền tuất cho nhân thân tử sĩ và chọn ngày 27/7 làm Ngày Thương binh toàn quốc (sau này đổi tên  là “Ngày thương binh, liệt sỹ”).
Thực hiện di chúc của Bác, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các chủ trương, chính sách về công tác thương binh, liệt sỹ. Các địa phương, các cấp, các ngành đã chú trọng công tác chăm lo người có công, Mẹ Việt Nam anh hùng, thân nhân liệt sỹ, thương, bệnh binh. Chế độ ưu đãi người có công đã được thực hiện toàn diện và bao phủ, ngoài trợ cấp còn có chế độ chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, ưu đãi trong y tế, giáo dục đào tạo, sản xuất kinh doanh, tạo việc làm,…
 Phần 2: Trưng bày những hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu, phản ánh các hoạt động “đền ơn đáp nghĩa”, các phong trào xây dựng nhà tình nghĩa, tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, đi tìm kiếm hài cốt đồng đội, tu sửa, nâng cấp các nghĩa trang, đài tưởng niệm liệt sỹ, tổ chức dọn dẹp, tổ chức lễ thắp nến tri ân, lễ viếng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sỹ tại các Nghĩa trang liệt sỹ trong tỉnh.... của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước.
Đặc biệt trưng bày đã dành một phần trưng bày giới thiệu hình ảnh về các hoạt động tìm kiếm hài cốt liệt sỹ của đội Quy tập mộ liệt sỹ (K72) tỉnh Bình Phước. Trong phần trưng bày này có nhiều hiện vật lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng, đó là các di vật được Đội Quy tập mộ liệt sỹ (K72) tỉnh Bình Phước tìm thấy trong mộ liệt sỹ Việt Nam hy sinh tại Vương quốc Campuchia là những vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, lược chải đầu, gương, dao cạo râu, kẹp tóc, trâm cài tóc, nhẫn…hoặc những di vật dùng trong sinh hoạt của các chiến sỹ như bình toong, bát, muỗng, đèn tự tạo, đôi dép râu, dép rọ, kẹp rút quai dép, dây thắt lưng, võng, khăn, bút, bìa sổ tay, lọ đựng thuốc, hộp cao sao vàng…
Bên cạnh đó còn có nhiều hình ảnh giới thiệu về các tấm gương tiêu biểu của các thương, bệnh binh vượt khó vươn lên phát triển kinh tế, góp phần xây dựng quê hương Bình Phước ngày càng giàu đẹp. Vượt qua khó khăn, tật bệnh, trở về cuộc sống đời thường, những người Cựu chiến binh là thương binh, bệnh binh vẫn tiếp tục phát huy phẩm chất “ Bộ đội Cụ Hồ”, đóng góp sức mình vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Ngoài việc làm kinh tế giỏi, họ còn tích cực tham gia các phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu” do Trung ương hội Cựu chiến binh Việt Nam phát động; phong trào “xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào “CCB sản xuất kinh doanh giỏi” do hội CCB tỉnh Bình Phước phát động, góp sức cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giữ gìn, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Những thương binh, bệnh binh ấy đã trở thành những tấm gương sáng về ý chí, nghị lực vươn lên không cam chịu đói nghèo, làm giàu hợp pháp, đóng góp đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Còn nhiều những tấm gương “Thương binh tàn nhưng không phế”, họ là những người đã, đang và sẽ tiếp bước truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam Anh hùng như lời Bác Hồ dạy năm xưa. Họ là những nhân tố tiếp thêm sức mạnh cho hàng ngàn thương binh, bệnh binh vượt lên mọi hoàn cảnh, trở thành người sống khỏe, sống có ích cho xã hội. Trong thời chiến, họ là những người anh hùng ngoài chiến trường, chiến đấu hết mình để bảo vệ Tổ quốc. Và trong thời bình, trở về quê hương, họ tiếp tục phát huy phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ, truyền thống Cựu chiến binh “Trung thành, đoàn kết, gương mẫu, đổi mới” hăng say lao động, làm kinh tế giỏi từ chính đôi tay, đôi chân không còn nguyên vẹn của mình. Những thương binh tàn nhưng không phế đó đã trở thành tấm gương sáng góp phần thực hiện thắng lợi Chỉ thị số 05-CT/TW về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giai đoạn cách mạng mới hiện nay.    
Ông Tô Văn Hoàng – Giám đốc Bảo tàng tỉnh khẳng định: các hình ảnh, tài liệu và hiện vật trưng bày trong chuyên đề “Uống nước nhớ nguồn” đã cho thấy được tình yêu thương vô bờ bến của Bác Hồ, sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta nói chung, của đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước nói riêng đối với thương binh, liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng… trưng bày lần này cũng đã toát lên sự hy sinh không tiếc máu xương của các thương binh, liệt sỹ trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đồng thời cũng là dịp tôn vinh các anh hùng, liệt sỹ, các thương, bệnh binh, những người có công với cách mạng, khẳng định sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá.
Trưng bày chuyên đề là dấu ấn đặc biệt, nhắc nhở mọi người về đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam.
Trưng bày mở cửa từ ngày 10/7 đến hết tháng 8/2022 tại Bảo tàng tỉnh Bình Phước, đường Hồ Xuân Hương, Phường Tân Phú, Thành phố Đồng Xoài.
Một số hình ảnh khách tham quan trưng bày:
6
 
7
 
5
 
4
 
1
 
3

Nguồn tin: Tô Thị Huê

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
Lấy ý kiến nhân dân (Quảng cáo cố định)
dichvucong
Công tác thanh niên
https://url.td/giaivietdabara2025
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU

774/QĐ-UBND

Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chínhbổ sungtronglĩnh vựcThi đua, khen thưởng được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 150 | lượt tải:64

17/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành quy định danh mục tài sảnn cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hoa mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộng phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 356 | lượt tải:83

85/KL-TTr

Kết luận thanh tra vViệc chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đối với Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/05/2024

lượt xem: 718 | lượt tải:133

130/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sửĐịa điểm ghi dấu Chiến thắng Phước Long

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 164 | lượt tải:70

128/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tíchlịch sử-văn hóa Hưng Lập Tự

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 175 | lượt tải:68
Thông kê
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay2,746
  • Tháng hiện tại70,531
  • Tổng lượt truy cập11,364,543
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây