Đường về sóc Bom Bo
Địa danh sóc Bom Bo được nhạc sĩ Xuân Hồng khắc họa trong ca khúc nổi tiếng, với âm điệu tiếng chày giã gạo nuôi quân của đồng bào S’tiêng năm xưa, từng đi vào lịch sử dân tộc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sóc Bom Bo hôm nay đã trở thành điểm du lịch tiêu biểu của quê hương Bình Phước trong thời kỳ đổi mới và phát triển.
Biểu diễn cồng chiêng và đàn chapi tại sóc Bom Bo
Theo quốc lộ 14 đến ngã ba Minh Hưng, rẽ vào Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo thuộc xã Bình Minh, huyện Bù Đăng. Những con đường liên xã nắng bụi, mưa lầy xưa kia, nay đã thay thế bằng đường bê tông sạch đẹp, tiện lợi cho giao thông. Những vườn điều xanh tốt chạy dài theo dải đất thung lũng ven lưng đồi, như tạo nên một bức họa đồ nhìn không chán mắt.
Khuôn viên Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo rộng 113 ha, chia thành 2 khu. Khu trưng bày truyền thống văn hóa, lịch sử của đồng bào S’tiêng và nhiều hiện vật, hình ảnh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Khu dành cho vui chơi, giải trí, lễ hội, ẩm thực. Năm 2020, khu bảo tồn đã thuê đúc bộ chiêng đồng khổng lồ gồm 12 cái từ Ý Yên, tỉnh Nam Định đưa vào trưng bày tại đây. Hiện khu bảo tồn đang hoàn thiện hồ sơ để trình Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là bộ chiêng lớn nhất Việt Nam.
Để hướng tới chiến lược du lịch xanh, khu bảo tồn đã xây dựng Làng văn hóa du lịch kiểu homestay. Có nhà dài, tức nhà xây dựng theo kiểu truyền thống của người S’tiêng, là nơi sinh hoạt cộng đồng của bà con. Men theo đó là những căn hộ được xây kiên cố do khu bảo tồn cấp cho những gia đình trẻ người S’tiêng, có khả năng làm nghề truyền thống, là những sản phẩm phục vụ khách du lịch. Tại đây du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của địa phương như: cơm lam, thịt nướng, đọt mây, lá nhíp, canh thụt, canh măng chua cá lăng... Giá cả cũng phải chăng, phù hợp với mọi đối tượng.
Âm vang khúc đại ngàn
Đến với Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo, du khách còn được thưởng thức những “món ăn tinh thần” như: Nghe đánh cồng chiêng, hát múa, biểu diễn nhạc cụ theo yêu cầu. Đội văn nghệ khu bảo tồn thành lập năm 2016, với khoảng 30 nghệ nhân, chủ yếu là người dân tộc S’tiêng, do ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng ban khu bảo tồn phụ trách. Sau những ngày lao động vất vả, mỗi tuần họ lại cùng nhau tập trung luyện tập nhiều tiết mục mới để tích lũy thêm vốn bài biểu diễn. Bên cạnh đó, khu bảo tồn còn mời các nhân vật nổi tiếng như nghệ nhân Trương Đình Chiếu - kỷ lục gia châu Á về nhạc cụ dân tộc, tập huấn biểu diễn cồng chiêng, đánh đàn đá. Các ca sĩ, nghệ sĩ truyền dạy hát múa, giúp đội văn nghệ nâng cao hơn về kỹ năng thể hiện.
Tiết mục múa “Tiếng chày trên sóc Bom Bo”
Trong chuyến đi cùng đoàn văn nghệ sĩ vào một ngày cuố
Nguồn tin: Theo Báo Bình Phước
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn