hoc tap bac

Nỗ lực bảo tồn voi giữa đại ngàn

Thứ năm - 16/03/2023 04:19

Sau khi các hộ dân chuyển giao những con voi của gia đình cho tỉnh để phục vụ mục tiêu phát triển du lịch, UBND tỉnh đã giao UBND huyện Bù Đăng thực hiện chăm sóc, bảo tồn những con voi này. Trên cơ sở đó, UBND huyện Bù Đăng đã giao voi cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn đã từng nuôi và gắn bó với chúng để tiếp tục chăm sóc, bảo vệ. Với các hộ dân, voi có vị trí quan trọng trong đời sống vật chất, văn hóa tinh thần và được coi như một thành viên trong gia đình, cộng đồng của họ.

Tài sản thiên nhiên ban tặng

Bén duyên với nghề nuôi voi từ khi còn trẻ, ông Điểu Zít ở xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng được cha ông mình chỉ dạy cách thuần voi, nên ông có nhiều kinh nghiệm trong việc này.

Ông Điểu Zít cho biết, ngày trước khi mới thuần dưỡng voi, mỗi ngày ông tiếp xúc với voi vài lần để quen dần. Đến nay, ông nhận chăm sóc 1 con voi đã được ông nuôi từ khi còn trẻ. Với ông, con voi này như một người bạn, một thành viên trong gia đình. Mỗi khi có khách du lịch đến trảng cỏ Bù Lạch (huyện Bù Đăng) ông thường dắt voi ra cho khách tham quan, góp phần tạo nét riêng về du lịch Bình Phước. Ông Điểu Zít chia sẻ: “Trước đây, bà con đi rẫy xa nên thường thuê tôi dùng voi để chở lúa, chở gạo qua suối. Cứ như thế, gia đình tôi chăm sóc và gắn bó với con voi này cho đến nay”.

Lãnh đạo tỉnh, các sở, ngành và huyện Bù Đăng thăm và tìm hiểu việc chăm sóc voi ở trảng cỏ Bù Lạch trong dịp làm việc với Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng đầu năm 2023 - Ảnh: Trương Hiện

Gia đình ông Điểu Nhố ở xã Đắk Nhau, huyện Bù Đăng cũng đang nuôi dưỡng 1 con voi cái hơn 40 tuổi. 60 tuổi đời, nhưng đã có hơn 30 năm gắn bó với “người bạn” này đã giúp ông Điểu Nhố có thêm kinh nghiệm trong quá trình thuần dưỡng voi. Từ một loài động vật hoang dã khi được thuần dưỡng, voi trở thành người bạn thân thiết với con người. Ông Điểu Nhố cho biết, thức ăn cho voi là những loại cây trái trong vườn như dừa, mía, thơm… thứ gì con người ăn được đều có thể làm thức ăn cho voi. Cứ vài ngày hoặc 1 tuần, ông lại chạy xe hàng chục cây số và đi bộ thêm một quãng đường mòn trong rừng để mang thức ăn vào cho voi, vừa thăm vừa gắn bó tình cảm với voi. Cũng như ông Điểu Zít, khi có khách đến tham quan Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo (huyện Bù Đăng), ông lại đưa voi ra giới thiệu.

Theo ông Điểu Nhố, tuy có nhiều động tác điều khiển nhưng những tín hiệu bằng âm thanh của người quản tượng vẫn là quan trọng nhất và voi sẽ ứng xử theo ý chủ. Voi tuy to lớn, cồng kềnh nhưng rất khéo léo và tình cảm. Ông Điểu Nhố chia sẻ: “Mình gắn bó với voi từ thời trai trẻ đến nay, vừa nối nghiệp truyền thống gia đình vừa để bảo tồn. Không chỉ gia đình tôi mà bà con nơi đây luôn xem voi là tài sản thiên nhiên ban tặng nên rất tâm huyết bảo vệ, ngược lại, voi cũng rất nghe lời quản tượng”.

Và nâng cao ý thức cộng đồng

Bù Đăng có hệ sinh thái tự nhiên trùng điệp như mái nhà chở che những con voi. Voi là động vật quý thiên nhiên ban tặng, nên người dân Bù Đăng ra sức cùng Nhà nước bảo vệ. Năm 2017, sau khi thực hiện chủ trương chuyển giao những con voi hiện có cho tỉnh, với kinh nghiệm và sự gắn bó của mình với voi, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Bù Đăng nhận lại để chăm sóc cho đến nay.

Theo những người quản tượng, voi là một loài động vật thông minh và giàu cảm xúc, rất thân tình với người gắn bó

Ngoài sử dụng voi làm sức kéo phụ giúp nhà nông, đối với người M’nông, voi còn là biểu tượng cho sự may mắn. Người dân địa phương đã “dang rộng vòng tay” và nhận thức đúng về giá trị bảo tồn loài động vật này.

Thời gian qua, do những thay đổi lớn về điều kiện tự nhiên đã làm suy giảm môi trường sống của voi. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nơi cư trú của voi, số lượng voi hoang dã cũng như voi nhà ngày càng ít. Trong khi các cấp chính quyền đang thực hiện nhiều biện pháp để bảo tồn, phát triển đàn voi thì việc làm của những người gắn bó với voi như hộ ông Điểu Zít, Điểu Nhố là rất đáng ghi nhận.

Bù Đăng hiện có 2 hộ đang nuôi 2 con voi, trọng lượng 2-3 tấn/con, từ 30-40 tuổi. Thực hiện chủ trương của tỉnh là bảo tồn những con voi, địa phương đang hỗ trợ các hộ nuôi tiền công chăm sóc và tiền thức ăn cho voi. Ngoài ra, chúng tôi cũng nỗ lực tuyên truyền để nâng cao ý thức, trách nhiệm cho mỗi thành viên trong cộng đồng về gìn giữ và bảo tồn những con voi hiện có.

Ông BÙI THANH CHUNG

Phó Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ Bù Đăng

 

Nguồn tin: Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
Lấy ý kiến nhân dân (Quảng cáo cố định)
dichvucong
Công tác thanh niên
https://url.td/giaivietdabara2025
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU

774/QĐ-UBND

Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chínhbổ sungtronglĩnh vựcThi đua, khen thưởng được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 273 | lượt tải:71

17/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành quy định danh mục tài sảnn cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hoa mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộng phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 477 | lượt tải:90

85/KL-TTr

Kết luận thanh tra vViệc chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đối với Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/05/2024

lượt xem: 841 | lượt tải:142

130/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sửĐịa điểm ghi dấu Chiến thắng Phước Long

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 292 | lượt tải:80

128/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tíchlịch sử-văn hóa Hưng Lập Tự

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 292 | lượt tải:77
Thông kê
  • Đang truy cập34
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay2,350
  • Tháng hiện tại8,294
  • Tổng lượt truy cập11,537,880
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây