hoc tap bac

Vợ ơi!

Thứ ba - 19/10/2021 23:34

Nguyễn Duy quê huyện Đông Sơn, Thanh Hóa, là lính thông tin nên ông tham gia chiến đấu ở nhiều mặt trận như Khe Sanh, biên giới Tây Nam và phía Bắc năm 1979. Là nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam, ít ai biết Nguyễn Duy chính là tác giả bài thơ “Tre Việt Nam” được in trong sách giáo khoa rất mộc mạc, giản dị mà tuổi thơ trong mỗi chúng ta ai cũng thuộc:

“Tre xanh? Xanh tự bao giờ, 

chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh, 

thân gầy guộc lá mỏng manh, 

mà sao nên lũy nên thành tre ơi!”

Hay bài hát của trẻ thơ: “Vườn cây của ba” cũng được phổ nhạc cũng từ lời thơ của ông hoặc những câu viết về quê hương Thanh Hóa như: “…Cái cầu con con gọi là cầu Bố/ Vài cây lố nhố gọi là rừng thông…” rất giản đơn nhưng đầy tính văn học cùng nhiều tác phẩm văn thơ khác mà chúng ta nên tìm hiểu về con người đặc biệt này. 

Hôm nay, nhân kỷ niệm 91 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20-10-1930 – 20-10-2021), chợt nhớ đến bài thơ “Vợ ơi” của Nguyễn Duy đã được đọc rất lâu, nay xin được chia sẻ. Đồng thời, nhân dịp này xin kính chúc chị em phụ nữ Việt Nam, trong đó có phụ nữ Bình Phước luôn trẻ, khỏe, hạnh phúc và đạt nhiều thành công trong cuộc sống, xứng đáng là người phụ nữ Việt Nam “kiên cường - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.

VỢ ƠI!

Khi trong túi có mấy đồng ngọ nguậy

Ta chạy rông như gì nhỉ - quên đời

Lúc xơ xác bờm xờm từng sợi tóc

Đói lả mò về

                          Cơm đâu

                                                 Vợ ơi…

Và tao tác bạn bè cơn hoạn nạn

Đòn du côn tứa máu tâm hồn

Và tung tóe bướm vàng bướm trắng

Này giọt cay giọt đắng buồn nôn

Móc họng mửa ra cầu vồng bảy sắc

Vợ dìu ta

                       Từng bậc

                                            Thang mòn…

Đêm huyền ảo một kinh kỳ se lạnh

Một mình ta cô quạnh giữa muôn người

Mặt sông lặng gợn nếp nhăn đuôi mắt

Bủn rủn, bồn chồn…

                                Ta thầm kêu….

                                                          Vợ ơi!

Bài thơ đơn giản, lời thơ dễ đọc, súc tích và chỉ với 3 khổ thơ nhưng cũng đã toát lên được sự áy náy, day dứt khi “ta chạy rông như gì nhỉ - quên đời” của người chồng sau một chiều bù khú với bạn bè đến say mèm, vợ phải dìu nôn đến mật xanh mật vàng, sau giấc mộng dài, tỉnh rượu và viết ra những lời tự sự như sám hối.

Ở dòng đầu tiên “khi trong túi có mấy đồng ngọ nguậy”, chúng ta hoàn toàn sẻ chia với tác giả là đối với nghề làm thơ, viết báo thì làm gì có nhiều tiền. Do vậy, khi nhận được chút tiền nhuận bút ít ỏi là tìm ngay vài người bạn để tâm tình, có khi là dĩa gỏi vịt hay nồi lẩu, nhâm nhi vài ly rượu, có vậy thì ý thơ, lời văn mới tuôn ra.

Ở khổ thơ thứ hai, chúng ta thấy có lẽ do vui quá nên nhậu đến “xơ xác bờm xờm từng sợi tóc”, say mèm đến nỗi“vợ dìu ta từng bậc thang mòn” và rồi “nào giọt cay, giọt đắng buồn nôn” khi “móc họng mửa ra cầu vồng bảy sắc” để rồi sau cùng chỉ còn vợ là người dìu ta trong cơn mê muội.

Bước sang khổ thơ cuối, sau cơn say thức dậy sớm, hồi tưởng lại những việc đã qua, thế là “làm thơ” nhưng lúc này mới thấy được cảm giác cô quạnh, sợ hãi vây quanh tác giả và “đêm huyền ảo một kinh kỳ se lạnh” chợt nhận ra mình đã già khi mà “mặt sông lặng gợn nếp nhăn đuôi mắt”, lúc này thì phái mạnh cũng trở nên yếu đuối, cần một chỗ dựa nên "bủn rủn bồn chồn ta thầm kêu vợ ơi".

Để ý một chút, chúng ta sẽ thấy đoạn cuối của 3 khổ thơ dường như như đứt khúc ra từng đoạn, giống như bậc thang, để thấy được sự nghẹn ngào, cay đắng khi nhớ đến người vợ hiền tần tảo sớm hôm, đó chính là ẩn ý của tác giả. 

Những vần thơ của Nguyễn Duy rất hóm hỉnh, nhân văn nói về vợ với sự yêu thương và cả sự biết ơn, thật đáng quý! Thơ ông hình thành từ nhiều năm sống cùng vợ. Bài thơ không chỉ “nói” riêng với vợ của ông mà còn chia sẻ cho bạn đọc biết. Do đó, lời thơ của ông càng chứng tỏ sự chân thành, tha thiết hơn bao giờ hết và có sức lan tỏa, truyền cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn khác không ngại ngần để ca ngợi vợ - người phụ nữ Việt Nam luôn nghĩa tình, thủy chung sắt son và góp phần truyền cảm hứng cho những cặp vợ chồng sống trong hòa thuận, thương yêu nhau.

Qua bài thơ này, mỗi phái mạnh chúng ta đều thấy hình như cũng có một chút hình ảnh của mình trong đó. Để rồi chúng ta cũng cần tự soi mình để cố gắng xứng đáng là người chồng, người cha gương mẫu trong mỗi gia đình nhỏ, để tiếng nói, tiếng cười luôn rộn rã.

Nguồn tin: Báo Bình Phước

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
Lấy ý kiến nhân dân (Quảng cáo cố định)
dichvucong
Công tác thanh niên
https://url.td/giaivietdabara2025
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU

774/QĐ-UBND

Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chínhbổ sungtronglĩnh vựcThi đua, khen thưởng được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 103 | lượt tải:45

17/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành quy định danh mục tài sảnn cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hoa mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộng phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 285 | lượt tải:64

85/KL-TTr

Kết luận thanh tra vViệc chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đối với Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/05/2024

lượt xem: 647 | lượt tải:111

130/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sửĐịa điểm ghi dấu Chiến thắng Phước Long

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 114 | lượt tải:45

128/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tíchlịch sử-văn hóa Hưng Lập Tự

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 117 | lượt tải:50
Thông kê
  • Đang truy cập41
  • Máy chủ tìm kiếm28
  • Khách viếng thăm13
  • Hôm nay8,557
  • Tháng hiện tại122,728
  • Tổng lượt truy cập11,223,073
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây