Đáng chú ý, giải năm nay có đầy đủ thành viên của 4 khu vực châu Á: Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Tây Á (Iran), Nam Á (Ấn Độ, Banglades, Pakistan, Afghanistan, Nepal) và Đông Nam Á (Việt Nam, Indonesia, Myanmar, Campuchia, Timo Leste). Các võ sĩ tranh ở 31 bộ huy chương gồm: 22 nội dung quyền và 9 hạng cân đối kháng (5 hạng cân nam, 4 hạng cân nữ). Ðoàn Việt Nam tham dự giải với 39 thành viên.
Lễ khai mạc giải Vovinam châu Á
Các quan chức của LĐ Vovinam châu Á
Cách đây 6 năm, cũng tại Bali, Indonesia, Giải vô địch Vovinam châu Á lần thứ 4 có sự tham dự của 230 VĐV đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Năm 2008, Bali là nơi đầu tiên của Indonesia mà đoàn HLV và chuyên gia Vovinam Việt Nam do võ sư Nguyễn Văn Chiếu dẫn đầu đã đến xây dựng và phát triển phong trào. Đây là bước đầu để chuẩn bị cho Đại hội thể thao trong nhà năm 2009. Sau đó, các VĐV của Bali là lực lượng chủ chốt trong đội tuyển Vovinam Indonesia thi đấu ở SEA Games 2011 được tổ chức ở quốc gia này, đồng thời là lần đầu tiên Vovinam được đưa vào SEA Games.
Đòn chân của các VĐV Việt Nam
Đòn chân của các VĐV Campuchia
Nữ VĐV Nhật Bản trong bài Tinh hoa Lưỡng nghi kiếm pháp
Được biết, hiện ở Indonesia có 600 võ sinh Vovinam với 6 câu lạc bộ, đặc biệt, tại trường học Dwijehdra - nơi mà năm 2008 đoàn chuyên gia Vovinam Việt Nam đến biểu diễn và xây dựng phong trào cũng còn duy trì câu lạc bộ Vovinam.
Trong tương lai sẽ được mở rộng khi trường này có đến 7.000 học sinh, sinh viên của các cấp mẫu giáo, tiểu học, trung học, phổ thông và đại học.
Dự kiến, Giải vô địch Vovinam thế giới lần thứ 8 năm 2025 sẽ được Indonesia đăng cai và tổ chức tại Bali vào trung tuần tháng 8.
Bài tự vệ nữ của các VĐV Việt Nam
Các VĐV Việt Nam biểu diễn ngay trong lễ khai mạc
Nữ VĐV Myanmar trong bài Tinh hoa Lưỡng nghi kiếm pháp
Tác giả: Trần Luân, Báo Bình Phước
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn