hoc tap bac

Khắc phục hạn chế của người Việt

Thứ sáu - 05/03/2021 03:19

Đánh giá về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, phát triển con người, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội XIII khẳng định: “Các lĩnh vực, loại hình, sản phẩm văn hóa phát triển ngày càng đa dạng, đáp ứng nhu cầu mới, nhiều mặt của đời sống xã hội. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống và di sản văn hóa được kế thừa, bảo tồn và phát huy. Văn hóa trong chính trị và trong kinh doanh bước đầu được coi trọng và phát huy hiệu quả tích cực. Hoạt động giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế về văn hóa khởi sắc. Phát triển toàn diện con người Việt Nam đang từng bước trở thành trung tâm của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Việc phê phán, đấu tranh, đẩy lùi cái xấu, cái ác, cái lạc hậu, chống các quan điểm, hành vi sai trái gây hại đến văn hóa, lối sống con người được chú trọng…”.

Tuy nhiên, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh sự thật để đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật, nội dung Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội XIII đã chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong lĩnh vực văn hóa, xã hội, phát triển con người…: “Văn hóa chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước. Vai trò của văn hóa trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng coi trọng chức năng giải trí đơn thuần… Môi trường văn hóa, xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực. Chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, miền còn lớn, đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa còn nhiều bất cập, lúng túng, chậm trễ trong việc thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hóa. Đầu tư cho văn hóa chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao. Chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy lùi sự xuống cấp nghiêm trọng về một số mặt văn hóa, đạo đức, lối sống, gây bức xúc xã hội”.

Chiều 25-1-2021, trên quốc lộ 14, đoạn trước Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh xảy ra sự cố tràn dầu điều ra đường. Ngay sau đó, các bạn trẻ đã chung tay khắc phục sự cố, tránh trơn trượt cho người tham gia giao thông. Đây là việc làm cần nhân rộng để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn - Ảnh tư liệu

Với quyết tâm chính trị cao độ nhằm nhanh chóng khắc phục những hạn chế, tồn tại, khuyết điểm nêu trên trong lĩnh vực này, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII tại Đại hội XIII đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, sát thực như sau: …Thực hiện những giải pháp đột phá nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, đẩy lùi tiêu cực xã hội và các tệ nạn xã hội. Bảo vệ và phát huy các giá trị tốt đẹp, bền vững trong truyền thống văn hóa Việt Nam… Từng bước vươn lên khắc phục các hạn chế của con người Việt Nam đã tồn tại trong lịch sử; xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại... Khắc phục bệnh thành tích, bệnh hình thức, thực hiện các chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh… Phát huy các nhân tố tích cực, nhân văn trong các tôn giáo, tín ngưỡng. Phê phán và ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, mê tín, dị đoan... Chú trọng xây dựng môi trường văn hóa công sở lành mạnh, dân chủ, đoàn kết, nhân văn; đẩy lùi bệnh quan liêu, bè phái, mất đoàn kết, chủ nghĩa cơ hội và thực dụng…

Như vậy, đây là lần đầu tiên trong văn kiện của Đảng đã chỉ ra những hạn chế, nói đúng hơn là những thói quen chưa tốt, chưa đẹp và cả những tật xấu của người Việt Nam “đã tồn tại trong lịch sử”. Đó là những hành vi, cử chỉ thường thấy trong cuộc sống hằng ngày, như: Một số người hay túm năm tụm ba nói xấu người này, người khác hay thấy ai đó làm ăn được thì ganh ghét, mang lòng đố kỵ. Trong xã hội ngày nay, hiện tượng này vẫn đang tồn tại như một mặt của xã hội hiện đại khi con người bị cuốn vào vòng xoáy của giành giật, bon chen và những toan tính vật chất. Đặc biệt, một bộ phận nhỏ thanh thiếu niên do thiếu giáo dục của gia đình, lại thường xuyên tiếp xúc với văn hóa ngoại lai nên hay nổi máu “yêng hùng”. Bằng chứng là chiều 16-2-2021, Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế cho biết, trong 6 ngày nghỉ tết Nguyên đán Tân Sửu, các cơ sở khám chữa bệnh trong cả nước đã cấp cứu 4.001 ca tai nạn do đánh nhau, chiếm 1,3% trong tổng số cấp cứu của các bệnh viện; trong đó có 73% ca phải nhập viện điều trị và 8 trường hợp tử vong. Cũng trong khoảng thời gian kể trên, tại địa bàn Bình Phước cũng xảy ra 26 vụ đánh nhau gây thương tích phải nhập viện cấp cứu.

Hay như hiện nay, dư luận vô cùng bức xúc trước một thực tế không thể chấp nhận được là, trong khi những đứa trẻ ở lứa tuổi mầm non, tiểu học đang nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ cách ly, thì lại có một số trường hợp tuy là người lớn nhưng lại khai báo quanh co, lẩn tránh trách nhiệm phải cách ly. Thậm chí có người từ vùng dịch về nhưng không những khai báo quanh co, hôm nay nói ở chỗ này, mai lại nói thêm ở chỗ khác, mà còn gian dối về địa điểm họ từng đến. Điều này gây khó khăn cho lực lượng phòng chống dịch trong việc ngăn chặn lây nhiễm. Chưa hết, trên các trang mạng xã hội có quá nhiều clip quay về cảnh một kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, hay một nữ sinh bị bạn học đánh hội đồng rồi lột áo, giật tóc… nhưng vẫn có không ít người đứng xem chỉ vì hiếu kỳ, lại có kẻ sẵn sàng rút điện thoại ra quay rồi tung lên mạng với những lời bình luận vô tội vạ. Điều đáng buồn là trong tất cả clip này không hề có bóng dáng người nào thấy bất bình đứng ra can ngăn, mà ngược lại còn có kẻ đứng vỗ tay.

Các cơ quan thông tin đại chúng đã nhiều lần phản ảnh về việc này nhưng xem ra hiệu quả thì đâu vẫn hoàn đó. Còn nhớ, trong chương trình thời sự lúc 19 giờ hằng ngày, VTV đã có lần phản ảnh về việc một lái xe chở bia bị sự cố trên quốc lộ 1A, đoạn giáp ranh tỉnh Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Khi đó có hàng trăm người nhào tới không phải là giúp tài xế kia gom các thùng bia bị rơi xuống đường, mà là họ chen nhau hôi bia trước van xin của người lái xe. Tương tự như vậy, một lái xe chở vịt bị sự cố lật xe. Vịt chạy tán loạn trên đường và người dân địa phương nhào ra bắt vịt nhưng không phải giúp lái xe mà là mang vịt về nhà. Tại sao người ta thấy kẻ mạnh đánh kẻ yếu lại vẫn vô tư đứng xem? Hay thấy người khác gặp nạn nhưng không giúp mà còn hôi của? Và còn biết bao câu hỏi tương tự như vậy đã, đang được đặt ra. Câu trả lời cũng thật đơn giản, đúng với từng hoàn cảnh của từng vụ việc, đó là bởi: người ta vô cảm trước nỗi đau của đồng loại, sợ bị liên lụy, sợ phiền hà đến mình, sợ mang vạ vào thân… Ví dụ, có một vụ tai nạn xảy ra trên đường vắng, nạn nhân nằm bất động, người lái xe gây ra tai nạn đã bỏ chạy mất tăm nhưng còn bao nhiêu xe khác thấy vậy rồi cũng vun vút lao qua là vì họ đang “quá bận”, “quá vội”…

Đó là chuyện ở ngoài xã hội, vậy còn trong các cơ quan, công sở liệu có hiện tượng này không? Câu trả lời là có. Đó là sự thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau dựa trên lợi ích cá nhân của mỗi người hay một nhóm riêng. Đó là hành vi gây khó khăn, gây cản trở cho người dân và doanh nghiệp hoặc thấy việc cần phải làm nhưng không làm hoặc đặt ra những đòi hỏi trái khoáy, cố tình kéo dài để vụ lợi... Chỉ khi nào có lót tay, có bôi trơn, có bao thư thì sẽ xong ngay. Điều này khiến người dân, doanh nghiệp, các tổ chức xã hội khi đến hệ thống công quyền không hài lòng, thậm chí bất bình. Thậm chí, có những người còn đang tâm ăn chặn cả tiền trợ cấp của thương binh, gia đình chính sách; tiền cứu trợ người tàn tật, hộ nghèo...

Vẫn biết rằng, muốn dẹp bỏ những thói quen, tật xấu, thói ích kỷ, hiếu kỳ hay những hành vi bạo lực, cũng như hạn chế của con người Việt Nam đã tồn tại trong lịch sử, thì phải đặt ra được một lộ trình để làm thay đổi nhận thức, quan niệm của mỗi người về vấn đề này. Và để chủ trương nêu trên của Đảng đi vào cuộc sống, đồng thời mang lại hiệu quả cao thì trước hết và trên hết mọi đảng viên, tổ chức đảng phải xem trọng công tác giáo dục, định hướng cho thế hệ tương lai của đất nước. Vì, khi giá trị đạo đức, phẩm giá của con người được đặt cao hơn vật chất thì những thói hư, tật xấu sẽ không có “đất” để tồn tại.

Nguồn tin: Theo Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
Lấy ý kiến nhân dân (Quảng cáo cố định)
dichvucong
Công tác thanh niên
https://url.td/giaivietdabara2025
VNeID
covid 19
app bluezone
UPU

774/QĐ-UBND

Quyết định Công bố Danh mục thủ tục hành chínhbổ sungtronglĩnh vựcThi đua, khen thưởng được tiếp nhận tại Trung tâm Phục vụ hành chính công thuộc thẩm quyền quản lý và giải quyết của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 96 | lượt tải:43

17/2024/QĐ-UBND

Quyết định ban hành quy định danh mục tài sảnn cố định đặc thù và danh mục, thời gian sử dụng, tỷ lệ hoa mòn tài sản cố định vô hình (trừ thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập) thuộng phạm vi quản lý của tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 05/08/2024

lượt xem: 270 | lượt tải:62

85/KL-TTr

Kết luận thanh tra vViệc chấp hành quy định pháp luật về chuyên môn, tổ chức cán bộ, tài chính và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đối với Giám đốc Thư viện tỉnh Bình Phước

Thời gian đăng: 20/05/2024

lượt xem: 627 | lượt tải:109

130/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tích lịch sửĐịa điểm ghi dấu Chiến thắng Phước Long

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 106 | lượt tải:42

128/QĐ-UBND

Quyết định Xếp hạng di tích cấp tỉnh: Di tíchlịch sử-văn hóa Hưng Lập Tự

Thời gian đăng: 20/09/2024

lượt xem: 109 | lượt tải:45
Thông kê
  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm17
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay7,426
  • Tháng hiện tại48,670
  • Tổng lượt truy cập11,149,015
Du lich bp
lich
Bao ve nen tang tu tuong cua Dang
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây