“Lễ hội vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo” vừa được tổ chức trong 03 ngày (08-10/11/2024) tại Khu Bảo tồn Văn hoá Dân tộc S’tiêng Sóc Bom Bo, thôn Bom Bo, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng đây là một trong các chuỗi hoạt động hướng tới chào mừng kỉ niệm 50 năm Ngày giải phóng Bù Đăng (14/12/1974- 14/12/2024). Điều để lại tại Lễ hội đó là những giá trị văn hóa lịch sử của đồng bào dân tộc S’tiêng, M’nông, Nùng và Dao.
Khu bảo tồn văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo tại thôn Bom Bo,
xã Bình Minh, huyện Bù Đăng
Tái hiện hình ảnh “gạo giã chày tay” nuôi quân của đồng bào S’tiêng sóc Bom Bo
Hát Tơm Pớt lối hát độc đáo của người dân tộc S’tiêng kết hợp với nhạc cụ sáo trúc là một trong những nghi thức không thể thiếu trong Lễ hội Kết bạn cộng đồng của đồng bào dân tộc S’tiêng
Tái hiện, phục dựng cảnh già làng người dân tộc S’tiêng, M’Nông đón trưởng đoàn khách người dân tộc Nùng tại Lễ kết bạn cộng đồng
Phục dựng màn chào hỏi Lễ kết bạn cộng đồng người dân tộc M’Nông với người dân tộc Nùng
Lối hát Then kết hợp với đàn tính, trang phục, lễ vật truyền thống của người dân tộc Nùng tại Lễ kết bạn cộng đồng
Trang phục truyền thống của phụ nữ người dân tộc Dao (đỏ) tại Lễ kết bạn cộng đồng
Già làng người dân tộc S’tiêng mặc Xiêm y truyền thống, thổi sáo bầu gọi bạn tại Lễ kết bạn cộng đồng
Các nghệ nhân người dân tộc S’tiêng biểu diễn cồng, chiêng tại Lễ kết bạn cộng đồng
Phó Bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền xem Nghệ nhân trình diễn đánh đàn đá tại Khu Bảo tồn Văn hóa dân tộc S’tiêng sóc Bom Bo
Phó chủ tịch UBND huyện Thị Diệu Hiền trưng bày ẩm thực cơm lam, thịt nướng món ăn truyền thống của người dân tộc S’ tiêng, M’Nông tại hội thi nấu cơm lam
Phó Bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền; tỉnh uỷ viên, Bí thư huyện uỷ Bù Đăng Vũ Lương thăm làng nghề thổ cẩm của người dân tộc S’tiêng tại Khu bảo tồn
Phó Bí thư tỉnh uỷ, chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuệ Hiền cùng lãnh đạo thành phố Đồng Xoài, huyện Bù Đăng chụp hình lưu niệm với các già làng, người có uy tín dân tộc S’tiêng, M’Nông, Nùng tại Lễ kết bạn cộng đồng
“Giữ hồn văn hoá” là thanh âm của núi rừng, hoà chung của tiếng chày giã gạo nuôi quân sóc Bom Bo huyền thoại năm xưa “Nhìn trong đôi mắt đều thấy mỗi người Một nụ cười tin chắc tương lai”,...mang đậm dấu ấn đối với mỗi người dân Bù Đăng về một lễ hội truyền thống “ Vang mãi tiếng chày trên sóc Bom Bo”./.