Theo Sở Thông tin và Truyền thông, các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số, gồm: Lĩnh vực quản lý dân cư, tài nguyên, môi trường, quản lý giáo dục, quản lý y tế. Các mô hình thí điểm chuyển đổi số toàn diện, gồm: Mô hình doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan hành chính và mô hình cấp huyện, cấp xã.
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh phát biểu chỉ đạo hội nghị
Công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ số chuyển đổi số của tỉnh có sự chuyển biến tích cực. Chỉ số chuyển đổi số tỉnh Bình Phước xếp hạng 25/63 tỉnh, thành phố, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Bộ (sau TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai), thứ 6 trong các tỉnh phía Nam về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh. Đồng thời, tỉnh cũng đã ban hành bộ chỉ số Bộ tiêu chí đánh giá, xếp hạng mức độ chuyển đổi số cơ quan nhà nước tỉnh Bình Phước nhằm giúp UBND tỉnh đánh giá được hiện trạng thực hiện chuyển đổi số hàng năm tại các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh để có cơ sở định hướng, đưa ra các giải pháp nâng cao mức độ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động chính quyền điện tử đã từng bước hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu cơ bản của hoạt động chính quyền điện tử, một số lĩnh vực có kết quả nổi bật như: Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đã kết nối 4 cấp từ trung ương đến cấp xã phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, đặc biệt là trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá cao. Tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 đạt 91,03%, kết nối 1.441 dịch vụ công với Cổng dịch vụ công quốc gia (xếp thứ 1/63 tỉnh, thành phố). Công tác an toàn an ninh thông tin được đảm bảo, đáp ứng các yêu cầu để kết nối, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư...
Chỉ số chuyển đổi số tỉnh Bình Phước xếp hạng 25/63 tỉnh, thành phố, đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Bộ. Trong ảnh: Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo tổng kết tại hội nghị.
Trung tâm Điều hành thông minh (IOC) tỉnh đã vận hành ổn định và hoạt động có hiệu quả, đặc biệt đưa vào hoạt động Tổng đài thông tin dịch vụ công 1022 tỉnh Bình Phước góp phần kịp thời tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh của người dân. Tỉnh cũng đã đưa vào vận hành và khai thác có hiệu quả trung tâm điều hành thông minh cấp huyện tại TP. Đồng Xoài, TX. Phước Long và TX. Bình Long, góp phần nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của địa phương.
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh nhấn mạnh, quá trình thực hiện chuyển đổi số ở tỉnh Bình Phước đã có sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị, sự điều phối, nỗ lực của Ban chỉ đạo đã đem đến những kết quả tích cực, đặc biệt nhiều nhiệm vụ mới, khó, Bình Phước đã nằm một trong những tốp đầu của cả nước.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó chủ tịch UBND tỉnh đề nghị, các sở, ngành, đơn vị cần chủ động kết nối về Trung tâm điều hành thông minh các dự án, phần việc thực hiện, đồng thời cần báo cáo hàng tuần về tiến độ công việc để nâng cao hiệu quả. Ban chỉ đạo phải xác định rõ năm 2022 là thời gian tạo bước đột phá về chuyển đổi số của tỉnh trên các lĩnh vực: Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, do đó từng phần việc thực hiện đến đâu, hiệu quả đến đó, phải gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện để có phương án thực hiện chuyển đổi số hiệu quả, thực chất.
Nguồn tin: Báo Bình Phước
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn